TẤT TẦN TẬT VỀ CÔNG NGHỆ AR - AUGMENTED REALITY

Không còn bị giới hạn bởi không gian vật lý, sự hòa quyện giữa công nghệ và thực tế đang mở ra những cánh cửa vô tận cho sự sáng tạo và khám phá. Một trong những xu hướng độc đáo và đầy tiềm năng là sự kết hợp giữa thực tế ảo tăng cường (AR), không chỉ đơn thuần là một công nghệ mới mẻ, mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp biến đổi, làm mới và tạo nên những trải nghiệm của người dùng trở nên độc nhất vô nhị.

I. Công nghệ AR là gì?

Viết tắt của Augmented Reality nghĩa là thực tế ảo tăng cường. Công nghệ này là sự kết hợp hoàn hảo để tạo ra một môi trường kết hợp giữa thông tin ảo và thực tế. Khi sử dụng AR, người dùng không chỉ nhận thức được thế giới thực ở xung quanh mình mà còn được cung cấp thêm các thông tin ảo, hình ảnh, và đối tượng ảo một cách trực tiếp trong không gian thực.

Nguyên lý hoạt động của AR là bổ sung các chi tiết ảo, hình ảnh 3D vào môi trường thực xung quanh. Cơ sở hoạt động của công nghệ này là thiết bị có camera như: điện thoại, máy tính bảng hoặc kính AR... và sử dụng các phần mềm AR chạy trên thiết bị này. Phần mềm AR sử dụng camera để ghi lại hình ảnh thế giới thực và sau đó xử lý dữ liệu này để nhận dạng các điểm mấu chốt trong môi trường, từ đó chiếu các nội dung ảo lên vị trí phù hợp.

Tác phẩm nghệ thuật AR dựa trên chất liệu không cố định

 

II. Những loại công nghệ AR thường dùng

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, có rất nhiều cách để phân loại công nghệ AR. Một trong những loại phổ biến nhất là dựa trên các thức hiển thị và tương tác của công nghệ AR. Theo cách này, AR được chia thành 5 loại chính.

1. Marker-based AR - Dựa trên điểm chốt

Loại AR này sử dụng hình ảnh, biểu tượng hoặc "điểm chốt" như mã QR, mã vạch,... để xác định vị trí của đối tượng ảo trong thế giới thực. Khi máy ảnh của thiết bị nhận diện điểm chốt, nó hiển thị các đối tượng ảo trên màn hình của thiết bị điện tử.

2. Markerless AR - Không dựa trên điểm chốt

Khác với Marker-based AR, không cần các điểm chốt như mã vạch hoặc hình ảnh cụ thể để xác định vị trí và hướng của đối tượng ảo. Thay vì vậy, Markerless AR sử dụng các cảm biến như GPS, IMU (Inertial Measurement Unit), máy ảnh và thiết bị đo khoảng cách để theo dõi vị trí và môi trường thực xung quanh thiết bị. Điều này cho phép người dùng tương tác với đối tượng ảo một cách tự nhiên và linh hoạt trong thế giới thực mà không cần điểm chốt cụ thể. Markerless AR thường được sử dụng trong các ứng dụng như điều hướng đường đi, tài liệu số hóa và trải nghiệm thực tế ảo trên điện thoại di động và máy tính bảng.

3. Projection- based AR - Dựa trên chiếu hình ảnh

Sử dụng máy chiếu để hiển thị hình ảnh và đối tượng ảo lên các bề mặt thực. Điều này tạo ra môi trường tương tác bằng cách chiếu nội dung ảo trực tiếp vào môi trường thực. Người dùng có thể tương tác trực tiếp với các đối tượng ảo trên bề mặt được chiếu.

4. Superimposition-based AR - Phác thảo hình ảnh theo khung mẫu

Loại hình AR này sử dụng chức năng nhận diện đối tượng để thay đổi hình ảnh thực. Nhận diện đối tượng đóng vai trò quan trọng để loại hình AR này hoạt động hiệu quả.

Ví dụ: App IKEAplace cho phép người dùng có thể đặt các đồ nội thất ảo, từ đó người dùng có thể đặt các đồ nội thất ảo trong chính căn nhà của họ thông qua màn hình. Từ đó khác hàng có thể hình dung ra được sự lựa chọn nào thích hợp nhất.

5. SLAM based AR 

SLAM, viết tắt của Simultaneous Localization and Mapping, dạng này có khả năng tự định vị và tạo bản đồ của môi trường xung quanh một thiết bị trong thời gian thực. SLAM-based AR sử dụng thông tin từ các cảm biến như máy ảnh, máy tính, và cảm biến khoảng cách để theo dõi và mô phỏng không gian xung quanh để định vị thiết bị trong không gian 3D và sau đó các nội dung ảo sẽ xuất hiện khi.

III. Tạm kết

Như vậy, công nghệ Thực tế Tăng Cường (AR) đang mở ra những cánh cửa vô tận cho sự sáng tạo và khám phá, không còn bị giới hạn bởi không gian vật lý. Sự kết hợp giữa thực tế và ảo đã tạo ra những "tác phẩm nghệ thuật" tương tác, đa chiều và phong phú tạo cho người dùng. Không ngừng phát triển, AR tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới và tạo ra sự kết nối đặc biệt giữa thế giới thực và công nghệ.

VR Plus còn là địa chỉ đáng tin cậy trong việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, website 360... trên tất cả các lĩnh vực như:Giáo dục, y tế, bán lẻ, nhà hàng & khách sạn... Hãy liên hệ với chúng tôi để được sở hữu các công nghệ hiện đại và hấp dẫn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tải hồ sơ năng lực