NHỮNG "RED FLAG" AGENCY VÀ CÁCH NHẬN BIẾT
Hiện nay, những agency đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp truyền thông cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào agency cũng hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Đôi khi, có những dấu hiệu cảnh báo cho thấy agency đang gặp vấn đề và khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số “red flag" agency và cách dễ dàng nhất để nhận biết chúng.
1. Sự thay đổi lớn về nhân sự
Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy agency của bạn đang có vấn đề là sự thay đổi đáng kể về mặt nhân sự. Đó có thể là việc sa thải, nghỉ việc của nhiều nhân viên cốt cán hoặc đội ngũ lãnh đạo. Nếu có sự biến động lớn trong đội ngũ nhân viên, đặc biệt là khi những người có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc rời đi, hiệu quả các dự án sẽ bị ảnh hưởng và nội bộ công ty cũng sẽ không còn ổn định.
Biến động về nhân sự là một "red flag" điển hình tại agency
2. Hiệu suất làm việc không ổn định
Sự suy giảm hiệu suất làm việc là một “red flag" agency mà khá nhiều người bỏ qua. Điều này được thể hiện khi các dự án hoặc công việc không được hoàn thành đúng hạn, đi cùng với đó là chất lượng công việc giảm đi. Đây là dấu hiệu cho thấy agency có thể đang gặp khó khăn và không đủ năng lực để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, dẫn đến việc khó tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng.
3. Không có tinh thần “teamwork"
Sự thiếu đoàn kết trong một agency có thể phản ánh qua việc giao tiếp không hiệu quả, mất lòng tin dễ nảy sinh những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Đoàn kết là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi mọi người cần phối hợp với nhau để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và khi tinh thần “teamwork" mất đi, agency có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu và ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.
Teamwork không hiệu quả dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác
4. Sự thâm hụt tài chính
Tài chính là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với agency mà còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu agency gặp khó khăn tài chính, bạn hoàn toàn có thể nhận ra thông qua những dấu hiệu như không đóng các khoản phí đúng hạn, thường xuyên cắt giảm ngân sách quảng cáo hoặc tình trạng “nợ" lương nhân viên quá nhiều. Sự thâm hụt tài chính có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của agency, bên cạnh đó còn làm giảm mức độ thành công của các dự án quan trọng.
5. Thiếu sự đào tạo và phát triển nhân viên
Việc agency không đặt sự chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nhân viên có thể gây ra nhiều hậu quả. “Red flag" này được thể hiện khi công ty chỉ quan tâm đến lợi nhuận và thiếu quan tâm đến nhân viên, không đưa ra những nhận xét cụ thể về chất lượng công việc, không rõ ràng về lộ trình thăng tiến. Khi ấy, nhân viên sẽ cảm thấy thiếu động lực và không còn cam kết với công việc, vì họ không thấy được sự phát triển của bản thân khi làm việc tại công ty.
6. Phản hồi tiêu cực từ khách hàng
Một “red flag" agency bạn không thể làm ngơ chính là những “feedback" tiêu cực từ phía khách hàng đối với công ty đó. Điều này được thể hiện khi khách hàng thường xuyên phàn nàn về chất lượng dịch vụ, sự chậm trễ trong tiến độ công việc hoặc sự giao tiếp không hiệu quả của agency. Việc thường xuyên nhận phản hồi tiêu cực có thể khiến công ty khó tạo được tệp khách hàng trung thành và không ổn định về mặt danh tiếng.
Nếu công ty nhận quá nhiều phản hồi tiêu cực thì hãy "chạy ngay đi"
7. Giá cả quá rẻ so với mặt bằng chung
Giá rẻ nghe qua có vẻ vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên một agency đưa ra mức giá quá chênh lệch so với mặt bằng chung sẽ ẩn chứa rất nhiều vấn đề. Mức giá thấp có thể đồng nghĩa với việc agency cắt giảm chi phí và không cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, không hoàn toàn “có tâm" với các dự án được giao. Hơn hết, như mọi người thường hay nói “tiền nào của nấy", một agency có mức giá thấp không thể đảm bảo một đội ngũ nhân sự có đủ kinh nghiệm và chuyên môn cao, từ đó cũng không có gì chắc chắn về sự chuyên nghiệp của agency cũng như mức độ thành công của chiến dịch.
Giá cả quá rẻ dẫn đến nhiều vấn đề khác
TẠM KẾT
Trên đây là một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết những “red flag" tại agency của bạn. Để thấy được các dấu hiệu đó, cần phải quan sát tổ chức một cách kỹ lưỡng và thu thập thông tin chi tiết về hoạt động của agency. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các bạn đã có được những nhận xét và đánh giá đúng đắn, từ đó tránh được những tình huống “dở khóc dở cười" khi bước chân vào một môi trường làm việc mới.
Và nếu bạn đang tìm kiếm một agency đáng tin cậy cũng như có trình độ chuyên môn cao, HM Media & Creative Agency tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và cung cấp các giải pháp về truyền thông, marketing.